Giới thiệu về Hắc kỷ tử
Hắc kỷ tử hay còn gọi là kỷ tử đen, khác với kỷ tử đỏ (Câu kỷ tử) – đây là loại thảo dược mọc ở Tây Tạng. Nếu so sánh với Câu kỷ tử, Hắc kỷ tử quý hiếm và tuyệt vời hơn nhiều. Người dân Tây Tạng coi hắc kỷ tử là món quà quý giá mà thiên nhiên và trời đất ban tặng cho con người.
Hắc kỷ tử là một cây bụi gai phân bố rải rác ở Trung Quốc địa phận tỉnh Cam Túc, miền tây Thanh Hải, Ninh Hạ, Tân Cương, tỉnh Hắc Long Giang, miền tây Nội Mông và Tây Tạng. Nó phát triển trên những ngọn đồi cằn cỗi, đất cát nhiễm mặn, hoang mạc và những bãi biển ven sông nơi con người không thể sống sót.
Hắc kỷ tử – Thảo dược quý hiếm cho sức khỏe
Có 1 điều khiến hắc kỷ tử Tây Tạng trở nên kì diệu, đặc biệt đối với phụ nữ. Đó là, khi ta pha hắc kỷ tử Tây Tạng với nước có tính kiềm ( nước máy đun sôi ) thì nó sẽ thành màu xanh lam. Nhưng khi pha hắc kỷ tử Tây Tạng với nước có tính acid ( nước suối khoáng đun sôi ) thì lại trở thành màu tím mộng mơ. Điều này làm chị em rất thích thú, bởi phụ nữ ưa cái đẹp mà hắc kỷ tử Tây Tạng pha ra màu nào cũng đẹp kì diệu. Uống thơm hậu ngọt, vẫn mùi kỷ tử nhưng màu đẹp và thú vị hơn nhiều.
Dùng nước lạnh hoặc nước sôi nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy hoạt chất trong hắc kỷ tử Tây Tạng. Khi dùng nước sôi quá nóng, hắc quả tố sẽ không được phun ra nhiều, màu sẽ nhờ nhờ. Vì vậy quý đạo hữu phải chú ý pha đúng cách thì hắc kỷ tử Tây Tạng mới trở nên đẹp lung linh được ạ. Khi hoạt chất hắc quả tố phun ra hết thì 1 phần quả kỷ tử Tây Tạng sẽ phai thành trắng hoặc trong nhìn thấu được.
Thành phần dinh dưỡng chính có trong - Hắc kỷ tử
- Trong hắc kỷ tử sở hữu lượng OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins) cực kỳ lớn. OPCs là bioflavonoids (các hợp chất thực vật phức tạp) được tìm thấy trong một số loại trái cây, rau hay vỏ cây nhất định. Các nghiên cứu cho thấy mức độ chống oxy hóa của chất này mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và mạnh gấp 50 lần so với vitamin E.
- Một quả hắc kỷ tử chứa khoảng 40% protein và 18 axit amin khác nhau. Với hơn 20 chất khoáng khác, trong đó bao gồm kẽm, sắt, phốt pho và riboflavin (vitamin B2).
- 5 loại carotenoid được tìm thấy trong quả hắc kỷ tử: beta-carotene, zeaxanthin, lutein, lycopene và cryptoxanthin.
2, CÔNG DỤNG KHI SỬ DỤNG HẮC KỶ TỬ
- Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư
- Cung cấp hàm lượng cao chất dinh dưỡng, chất chống oxy hoá và chống lão hóa
- Giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim và rối loạn kinh nguyệt
- Bảo vệ và cải thiện thị lực
- Điều chỉnh lượng máu trong cơ thể để tái tạo tế bào trong cơ thể và da
- Ổn định chức năng tế bào não
- Hắc kỷ tử có thể dùng ăn trực tiếp, nấu cháo, hầm cùng các vị khác, ngâm rượu, hãm trà.
- Tuy nhiên, người ta khuyên hắc kỷ tử nên dùng ngâm rượu và hãm trà. Bởi đó là 2 cách sử dụng đơn giản và hợp lý nhất giúp ta hấp thu hết tinh hoa của hắc_kỷ_tử
- Ngâm rượu: 1kg hắc kỳ tử có thể ngâm cùng 6 lít rượu ngon và ngâm sau 1 tuần là có thể sử dụng được.
- Hãm trà: Lấy 200 ml nước cho vào cốc thuỷ tinh sau đó cho 20 hạt kỷ tử vào và thưởng thức
4, CÁCH BẢO QUẢN HẮC KỶ TỬ.
Khi mua Hắc kỷ tử tại OmTara, sau khi mở sản phẩm và sử dụng, khách hàng nên:
– Đóng gói kín và để sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh lẫn mùi.
– Nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 03 tháng kể từ ngày mở bao bì sản phẩm.
Một số lưu ý khi dùng hắc kỷ tử:
– Những người bị sốt, viêm, tiêu chảy do nhiệt KHÔNG nên dùng hắc kỷ tử. Vì tác dụng làm ấm cơ thể của hắc kỷ tử rất mạnh, điều này không có lợi cho việc phục hồi bệnh.
– Những người can dương vượng (dễ cáu giận), ăn quá nhiều đạm trong tuần hoặc những người bị mẩn đỏ da không nên dùng. Bởi hắc kỷ tử chủ yếu nuôi dưỡng can thận, người can thận khỏe mạnh khi dùng dễ khiến cơ thể bị bốc hỏa, nóng trong người.
Hắc kỷ tử có sức sống mạnh mẽ, là một loại cây thuốc sa mạc độc đáo ở miền tây Trung Quốc. Sự phát triển tự nhiên không có sự can thiệp của con người, không thuốc trừ sâu, nó là một loại thực phẩm sạch, sản phẩm thảo dược quý hiếm có thể sử dụng trong gia đình và là quà tặng cho người thân và bạn bè.